Bông gòn Ceiba pentandra

Bông gòn Ceiba pentandra - phân họ Gạo Bombacoideae - họ Cẩm Quỳ Malvaceae - bộ Cẩm Quỳ Malvales


❄ Đồng nghĩa: Bombax pentandrum; Eriodendron anfractuosum;
❄ Tên tiếng Việt: Gòn ta; Gòn; bông gòn

❄ Tên tiếng Anh: Java cotton
❄ Tên tiếng Trung: 吉贝 - Cát Bối
❄ Phân bố gốc: Mexico đến Châu Mỹ nhiệt đới.

❄ Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Java, người ta dùng các quả thật non để xào nấu làm rau ăn. Hạt làm giá; giá gòn dùng ăn sống hay xào ăn cũng ngon; lại có tính làm tăng sự tiết sữa. Nhiều bộ phận được sử dụng làm thuốc. Vỏ cây thường dùng sắc uống chữa bệnh về cơ quan tiết niệu, bệnh về thận, bệnh về phổi, đau ngực, ho, lỵ, ỉa chảy, nhất là ỉa chảy thành từng thỏi dài, từng đoạn trông như albumin. Vỏ cũng dùng chữa chứng bất lực và còn dùng để chữa các bệnh về khớp, sốt rét và làm thuốc giải độc rượu. Liều dùng 15-20g dạng thuốc sắc; nếu dùng quá liều có thể bị nôn. Gôm từ thân cây tiết ra dùng trị đau bụng, lỵ, rong huyết, đái tháo. Liều dùng 4-10g. Các chồi non và lá là thuốc gây nôn và giải độc rượu. Liều dùng 15-20g. Lá non làm thuốc lợi sữa; lá già dùng nấu nước gội đầu cho tóc mượt. Rễ Gòn dùng trị bò cạp đốt, cũng dùng sắc uống trị sốt rét, lỵ mạn tính, ỉa chảy, cổ trướng và phù toàn thân. Dịch rễ dùng trị đái đường. Dầu hạt Gòn được dùng thay thế dầu hạt Bông và có thể dùng chế xà phòng.



Để lại bình luận ở đây

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn

DANH SÁCH HỌ THỰC VẬT - List By Plant